Lịch sử Belarus

Những vùng đất Belarusia từng là một phần của Kievan Rus.Bản đồ Đại lãnh địa Công tước LitvaVương quốc Ba Lan trong Khối thịnh vượng chung Ba Lan-Litva, 1619. Lãnh thổ Belarus (ngày nay) vào lúc đó nằm trong tay Đại Công tước Litva.
  Vương quốc Ba Lan
  Lãnh địa Công tước Phổ, thái ấp Ba Lan
  Đại Lãnh địa Công tước Litva
  Lãnh địa Công tước Courland, thái ấp Litva
  Livonia
Belarus bị Ba Lan chiếm mất lãnh thổ phía Tây sau cuộc Chiến tranh Nga - Ba Lan năm 1920.Lãnh đạo Nga, Ukraina và Belarus ký Hiệp định Belavezha, giải tán Liên Xô, ngày 8 tháng 12 năm 1991
Bài chi tiết: Lịch sử Belarus

Giữa thế kỷ thứ VI và thế kỷ thứ mười hai, nước Belarus hiện đại ngày nay là nơi sinh sống của người Slav, hiện họ vẫn chiếm đa số trong nước. Người Slavơ thời kỳ đầu (Early East Slavs) dần tiếp xúc với người Varangians và được họ tổ chức dưới nhà nước Kievan Rus'.[15]

Ở thế kỷ XIII, nhiều công quốc Ruthenian riêng biệt bị ảnh hưởng nặng nề sau cuộc xâm lược từ phía Đế chế Mông Cổ. Sau này, nhiều phần của Rus bị sáp nhập vào Đại Lãnh địa Công tước Litva.[16] Đa số dân cư là người thuộc sắc tộc Slavơ. Những vùng đất slavơ được hưởng quyền tự trị hạn chế bên trong nhà nước Litva. Tuy thỉnh thoảng có ý kiến không chính xác rằng tiếng Belarus là ngôn ngữ chính thức quốc gia, tiếng La tinh, tiếng Nga cổ (Ruthenian), và tiếng Ba Lan được đồng thời sử dụng trong công việc nhà nước. Tiếng Belarusia phát sinh vào giữa thế kỷ XIX khi những người nói tiếng Nga ở lãnh thổ Belarus hiện đại ngày nay chịu ảnh hưởng văn hoá mạnh từ Ba Lan.

Đầu thế kỷ XVII, tiếng Nga cổ bị từ bỏ tại Litva và được thay thế bằng tiếng Ba Lan, ngôn ngữ đã giành địa vị thống trị trong nhiều thế kỷ. Việc sử dụng tiếng Nga cổ (tiếng Slavonic-Ruthenian cổ) được cho phép tại các lãnh địa Ruthenian tự trị (công quốc). Các vùng đất Belarusia nhanh chóng bị sáp nhập vào Lãnh địa Công tước trong hai trăm năm sau đó, vì sức mạnh của Litva và mối đe doạ từ phía người Mông Cổ trên những vùng đất là Belarus ngày nay. Trong thời gian đó, Lãnh địa Công tước đã tham gia vào các trận đánh giữa nhiều lực lượng khác nhau. Một trong những trận đánh lớn là Trận Grunwald giữa Lãnh địa Công tước và Các hiệp sĩ Giéc manh năm 1410. Lãnh địa Công tước thắng trận và chiến thắng cho phép họ kiểm soát các biên giới phía tây bắc của Đông Âu.[17] Các trận đánh khác diễn ra giữa Lãnh địa Công tước và người Mông Cổngười Turk, và đều là những chiến thắng cho Lãnh địa Công tước.[18] Tới thế kỷ mười lăm, Đại Lãnh địa Công tước Litva trải dài hầu hết vùng Đông Âu, từ Biển Baltic tới Biển Đen.

Ngày 2 tháng 2 năm 1386, Đại Công tước Litva Jogaila lên ngôi Vua Ba Lan, và liên minh Đại Lãnh địa Công tước với Vương quốc Ba Lan trở thành một liên minh cá nhân. Liên minh hình thành sau cuộc hôn nhân giữa Jogaila và con gái Vua Luis Ba Lan, Jadwiga. Hành động này được người Ba Lan coi là sự chấm dứt liên minh với Hungary.[19] Liên minh cá nhân này cuối cùng dẫn đến Khối thịnh vượng chung Ba Lan-Litva, một liên bang được thành lập năm 1569. Những người Muscovites, dưới sự lãnh đạo của Sa hoàng Ivan III, bắt đầu các chiến dịch chinh phục quân sự năm 1486 nhằm giành lấy những vùng đất Kievan Rus', chính xác là Belarus và Ukraina.[20] Liên minh giữa Ba Lan và Litva chấm dứt năm 1795, với việc khối thịnh vượng chung bị phân chia và sáp nhập bởi Đế quốc Nga, Phổ, và Áo. Các lãnh thổ Belarusia vẫn tiếp tục là một phần của Đế chế Nga tới khi bị Đức chiếm trong Thế Chiến thứ I.[21]

Belarus lần đầu tuyên bố độc lập ngày 25 tháng 3 năm 1918, hình thành nên nhà nước Cộng hoà Nhân dân Belarusia. Tuy nhiên, nhà nước cộng hoà tồn tại ngắn ngủi và chế độ này bị lật đổ ngay sau khi quân Đức rút lui. Năm 1919, Belarus trở thành nước Cộng hòa Xã hội chủ nghĩa Xô viết Byelorussia (BSSR). Sau khi Nga tái chiếm phần phía đông và phía bắc Litva, chúng được gộp với nhau để hình thành nên nước Cộng hòa Xã hội chủ nghĩa Xô viết Litva - Byelorussia. Sau khi Chiến tranh Ba Lan-Xô viết chấm dứt năm 1921, các vùng đất Byelorussia bị chia cắt, phần phía Tây rơi vào tay Ba Lan, và nhà nước Cộng hoà Xã hội Chủ nghĩa Xô viết Byelorussia mới tái thành lập và trở thành một thành viên của Liên bang các nước Cộng hoà Xã hội chủ nghĩa Xô viết năm 1922.[22]

Tháng 9 năm 1939, theo Hiệp ước Molotov-Ribbentrop, Liên Xô tấn công Ba Lantái sáp nhập những vùng đất phía đông nước này, gồm cả đa phần lãnh thổ Byelorussia do Ba Lan kiểm soát.[23] Năm 1941, Phát xít Đức tiến hành xâm lược Liên bang Xô viết. Byelorussia bị chiếm ngay sau đó và tiếp tục nằm trong tay quân Đức cho tới năm 1944. Hơn một triệu ngôi nhà đã bị phá huỷ và hơn hai triệu người Belarusia thiệt mạng.[24] Người Do Thái tại Byelorussia đã bị tàn sát trong Cuộc tàn sát người Do Thái. Dân số Belarus chỉ đạt mức trước chiến tranh vào năm 1971. Tuy nhiên, số lượng người Do Thái không bao giờ khôi phục lại được như cũ.[25] Sau khi chiến tranh chấm dứt, Belorussia là một trong năm mốt nước ký kết Hiến chương Liên hiệp quốc năm 1945. Sau chiến tranh, Belarus bắt đầu một chương trình tái thiết, với sự trợ giúp của Mátxcơva. Trong thời gian này, Belarus trở thành một trung tâm sản xuất chính ở vùng phía tây Liên bang Xô viết. Sự gia tăng việc làm đã mang lại một làn sóng di cư lớn từ Nga Xô viết.[26]

Dưới sự kiểm soát của Joseph Stalin, một chính sách Xô viết hoá được khởi động để "bảo vệ" nước Cộng hoà Xã hội chủ nghĩa Xô viết Byelorussia khỏi những ảnh hưởng từ phương Tây. Chính sách này dẫn tới việc gửi hàng nghìn người Nga từ nhiều vùng khác nhau tại Xô viết được cử tới giữ các vị trí quan trọng trong chính phủ Byelorussia. Việc sử dụng chính thức tiếng Belarus và các khía cạnh văn hoá khác bị hạn chế bởi Mátxcơva. Sau cái chết của Stalin năm 1953, người kế tục ông, Nikita Khrushchev, tiếp tục chương trình này, phát biểu, "Ngày tất cả chúng ta cùng nói tiếng Nga đến càng sớm, chúng ta càng nhanh chóng xây dựng chủ nghĩa cộng sản."[25] Khi người đứng đầu Liên Xô Mikhail Gorbachev bắt đầu đưa ra kế hoạch cải tổ, người dân Byelarussia đã gửi đơn thỉnh cầu tới ông vào tháng 12 năm 1956 để giải thích sự mất mát văn hoá của họ. Sự kiện này được các nhà sử học coi là vụ "Chernobyl văn hoá". (Sau đó, năm 1986, Belarus bị ảnh hưởng bởi bụi phóng xạ từ vụ nổ nhà máy điện hạt nhân Chernobyl tại nước Cộng hoà Xã hội chủ nghĩa Xô viết Ukraina láng giềng.)[27] Tháng 6 năm 1988, những ngôi mộ tập thể được nhà khảo cổ học Zyanon Paznyak phát hiện tại Kurapaty. Một số người sử dụng khám phá này để tuyên truyền rằng chính phủ Xô viết đã tìm cách xoá sổ dân tộc Belarus, và dẫn tới một số nỗ lực tìm cách khôi phục độc lập.[28]

Hai năm sau, tháng 3 năm 1990, những cuộc bầu cử Xô viết Tối cao Cộng hoà Xã hội chủ nghĩa Byelorussia diễn ra. Tuy Mặt trận Nhân dân Belarusia chỉ chiếm 10% số ghế, nhân dân tỏ ra hài lòng với kết quả này. Belarus tuyên bố chủ quyền ngày 27 tháng 7 năm 1990, bằng việc ra Tuyên bố Chủ quyền Quốc gia Cộng hoà Xã hội chủ nghĩa Byelorussia. Với sự hỗ trợ của Đảng Cộng sản, tên nước được thay đổi thành Cộng hoà Belarus ngày 25 tháng 8 năm 1991.[29] Chủ tịch Xô viết Tối cao Belarus Stanislav Shushkevich, cùng với Boris Yeltsin tại nước Nga và Leonid Kravchuk của Ukraina, gặp gỡ ngày 8 tháng 12 năm 1991, tại Belavezhskaya Pushcha chính thức tuyên bố giải tán Liên bang Xô viết và thành lập Cộng đồng các quốc gia độc lập. Năm 1993, một thoả thuận trong Xô viết tối cao chấp nhận giảm thời hạn hoạt động một năm, mở đường cho việc tổ chức bầu cử năm 1994.[29] Tháng 3 năm 1994, một hiến pháp quốc gia được thông qua, thay thế chức thủ tướng bằng chức tổng thống. Những cuộc bầu cử tổng thống dẫn tới chiến thắng của một nhân vật chính trị còn chưa được biết tới nhiều Aliaksandr Ryhoravič Lukašenka với hơn 80% số phiếu.[29] Từ cuộc bầu cử này, Lukashenka đã luôn giữ chức vụ tổng thống, được bầu lại vào các năm 2001, 20062015.

Tài liệu tham khảo

WikiPedia: Belarus http://www.belarus.by/en/about-belarus/religion http://cctld.by/be/history/bel/ http://belstat.gov.by/en/ofitsialnaya-statistika/o... http://www.gkpv.gov.by/en/state_border_en/bord_dem http://www.gkpv.gov.by/en/state_border_en/delim_hi... http://www.mfa.gov.by/en/foreign-policy/multilater... http://www.mfa.gov.by/en/organizations/membership/... http://www.mfa.gov.by/en/press/news_mfa/c6f560f2f8... http://www.mfa.gov.by/eng/index.php?d=policy/bicoo... http://www.mfa.gov.by/eng/index.php?d=publications...